- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Theo thời gian, hiệu quả của thuốc điều trị đái tháo đường ít nhiều sẽ giảm xuống (Ảnh minh họa)
5 xét nghiệm bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện thường xuyên
Giáo dục lối sống giúp ngăn ngừa đái tháo đường type 2
Đi bộ hoặc đứng lên ngồi xuống tốt cho bệnh đái tháo đường
Đừng để mình trầm cảm khi mắt kém hơn vì đái tháo đường
Chào bạn,
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 tin rằng, chỉ cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, tập thể dục và sử dụng thuốc là có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, thực tế thì còn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết của bạn.
Đầu tiên là thời gian điều trị. Bạn uống thuốc đã được 3 năm, chắc chắn các loại thuốc uống đái tháo đường, chẳng hạn như Metformin, chất ức chế DPP-4, GLP-1 và thiazolidinedione đã ít nhiều giảm đi hiệu quả của mình.
Stress trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn. Nguyên nhân là do cortisol, khi nồng độ hormone này tăng lên, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng insulin trong việc giữ ổn định đường huyết.
Ngoài ra, nếu bạn bị chấn thương, mắc một số bệnh và việc điều trị nó cũng có thể ảnh hưởng tới nồng độ đường trong máu.
Tóm lại, khi lượng đường trong máu tăng cao khó kiểm soát, việc bạn cần làm lúc này là thông báo ngay cho bác sỹ để được tư vấn và hỗ trợ. Các bác sỹ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc cho bạn sử dụng một loại thuốc mới.
Luôn hạn chế căng thẳng, sống tích cực và tiếp tục duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh bao gồm ngù đủ giấc, ăn uống khoa học, tập thể dục hợp lý.
Bên cạnh việc uống thuốc, bạn cũng có thể tham khảo việc dùng thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất thảo dược giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ của bạn trước khi sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
TS. Clifton, Khoa Nội tiết, BV. Lenox Hill, Hoa Kỳ
Bình luận của bạn